Cách nấu thịt kho tàu ngon theo phương pháp truyền thống thường được dùng vào những dịp đặc biệt hoặc khi nào thèm thì nấu.
Món thịt kho tàu hay còn gọi là thịt kho hột vịt được truyền lại qua nhiều thế hệ, những bí quyết được bà và mẹ chỉ dạy cho con cháu, kèm theo những câu chuyện ý nghĩa qua món ăn này.
Trong gia đình nồi thịt kho trứng là một trong những món quan trọng vào ngày Tết nên được bà và mẹ đặc biệt chăm chút. Bởi đây là món ăn dâng lên cúng ông bà tổ tiên, món ăn đãi khách và món ăn gia đình.
Không khí ngày tết đang đến dần! Hạnh phúc trong ngày Tết là gia đình quây quần bên nhau.[Những tất bật chăm lo cho gia đình, dọn dẹp, mua sắm, chuẩn bị món ăn đều trở nên rôm rả. Và KHONIA cũng rôm rả chia sẽ món thịt kho tàu cùng quý anh chị.
1. Nguyên liệu làm thịt kho tàu:
- 1kg thịt ba chỉ ngon. Tùy theo sở thích mà anh chị chọn thịt ba chỉ hoặc thịt đùi.
- 5 quả trứng. Có thể chọn trứng gà, trứng vịt hoặc trứng cút.
- 1 trái dừa xiêm, chọn trái dừa vừa cứng cơm sẽ ngon hơn.
- Gia vị cần chuẩn bị: Ớt, tỏi, hành tím, hành lá, đường, muối, nước mắn ngon, hạt nêm, chanh, giấm.
2. Phần sơ chế món thịt kho tàu:
Thịt ba chỉ: rửa sạch, cạo sạch lông, cắt thành miếng vuông lớn. Nấu một nồi nước sôi. Thêm chút giấm ăn, muối và củ hành tím, chần sơ thịt đã cắt qua nước sôi 3 phút.
Làm như vậy sẽ khử được mùi và bọt bẩn trong thịt. Sau khi chần xong thì vớt thịt ra ngâm nước lạnh, rửa sạch và để ráo.
Trứng Vịt: đổ nước ngập mặt trứng khoảng 2/3 trứng, đun sôi (thêm vào ít muối) sau đó tắt bếp ủ trứng khoảng 12 phút để trứng chín đều sau đó cho vào nước lạnh lột vỏ.
Dùng tăm đâm vào trứng để cho trứng dễ thấm trong quá trình kho thịt.
Mẹo nhỏ: trứng cho vào nước lạnh, đun sôi, rồi dùng đũa khuấy đều cho lòng đỏ cố định ở giữa trứng.
Dùng đũa gắp trứng nếu mà gắp được thì là trứng chín. Sau đó vớt trứng ra ngâm nước lạnh.
Thắng caramen: cho 2 muỗng đường và ít dầu, đun lửa nhỏ đến khi dung dịch chuyển sang màu cánh gián đậm là được.
3. Phần Ướp Thịt Kho Tàu:
Uớp thịt: Giã nhuyễn 5 tép + 1 muỗng đường + 1/2 muỗng muối + ớt tươi + hành tím băm nhuyễn, ướp chung với thịt. Vắt thêm 1/2 quả chanh vào ướp 30’.
Mẹo nhỏ: vắt chanh để mỡ trong hơn.
4. Phần Kho Thịt kho tàu:
- Bước 1: Cho nước dừa và nước lạnh lên bếp sau đó thả thịt đã ướp vào sao cho nước ngập mặt thịt. Cho caramen vào tạo màu cho nước, gia giảm sao cho màu vừa đủ đẹp, vặn lửa to cho đến khi sôi.
- Bước 2: Cho thêm 5 quả trứng vịt vào, tiếp tục đun sôi vớt bọt. Cho thêm vài quả ớt trái vào tạo màu sắc cho món ăn. Hạ lửa nhỏ.
- Bước 3: Đun đến khi cạn vừa đủ, thịt mềm, trứng thấm gia vị, màu của nước thịt đẹp. Nêm nếm lại cho vừa miệng rồi tắt bếp.
5. Phần Trình Bày Thịt Kho Tàu:
Cho thịt ra đĩa lòng sâu. Rắc thêm 1 ít hành lá thái nhỏ và 1 ít ngò lên trang trí. Hoàn thành món ăn.
Thịt kho tàu thường ăn chung với cơm, một ít dưa giá hoặc dưa cải.
6. Nguồn gốc của món thịt kho tàu
Nghe chữ: “Thịt kho tàu”, có vẻ như xuất xứ từ Trung Quốc. Theo GS Trần Văn Khê và nhà văn Nam Bộ Bình Nguyên Lộc lý giải: người miệt dưới gọi chữ “Tàu” “lạt”. Có nghĩa là thịt kho lạt.
Kho đi kho lại nhiều lần cũng không bị sắc nước (cạn nước), không bị mặn đi. Hóa ra món này lại là món Việt chính hiệu.
Thịt kho tàu có mặt hầu hết trong thực đơn của gia đình Việt. Không biết có tự khi nào? Mà món này đã trở thành món ăn truyền thống của Việt Nam.
Món ăn này không chỉ xuất hiện vào những ngày Tết mà còn xuất hiện trong những dịp lễ của gia đình. Ngày nay, món ăn này đã trở thành món ăn thân thuộc trong bữa cơm thường ngày.
8. Ý nghĩa món thịt kho tàu
Với bánh chưng hình vuông, bánh dày hình tròn tượng trưng cho trời và đất. Thì ăn này mang ý nghĩa may mắn, đoàn viên và sum họp…
Người Việt quan niệm rằng: những ngày Tết trong nhà phải có nồi thịt kho tàu trong mâm cơm để cúng tổ tiên ông bà, cầu mong năm mới sung túc, vuông tròn đủ đầy.
Như một thói quen vào ngày Tết, Người Việt dù là trong hay ngoài nước đều làm món này. Âu cũng là hương vị của ngày Tết.
Ít nhiều cũng có nồi thịt kho, khổ qua hầm, dưa giá, dưa hàng, củ kiệu, câu đối đỏ.
Món ăn ngon không đơn giản chỉ là món ăn, mà còn là tinh thần, là văn hóa lâu đời của mỗi người con Đất Việt. Nghe mùi là nghe mùi Tết về.
Trong những ngày tết, ngoài món thịt kho tàu thì các món ăn từ đặc sản khô cũng là một lựa chọn vô cùng hợp lý.
Vì trong những ngày Tết hay ngày thường, mỗi khi ngán thịt chả thì mọi người hay tìm các loại đặc sản khô để dùng.
Vị mặn mặn của khô ăn kèm với cơm trắng sẽ làm xua tan đi cảm giác ngán ngẩm những món thịt mỡ.
KHONIA sẽ gợi ý cho quý anh chị vài món khô có thể dùng để ăn hoặc đãi khách trong những ngày Tết.
Cách làm món thịt kho tàu này hay nè, mình thấy đúng như người miền tây kho
Dạ, người miền Tây làm nên đúng cách làm miền tây đúng rồi chị Huyền. Ông xã Loan là người Long An giáp Đồng Tháp mà, đúng chuẩ miền tây chị ha.
Comments are closed.