Cách Làm Lạp Xưởng Gác Bếp, Tây Bắc Hun Khói Ở Lạng Sơn Cao Bằng

Có phải anh chị thắc mắc cách làm lạp xưởng gác bếp của Cao Bằng, Lạng Sơn có gì đặc biệt mà ngon đến vậy? Nếu muốn làm tại nhà thì có làm được không?

Cách Làm Lạp Xưởng Gác Bếp
Lạp Xưởng Gác Bếp Ám Mùi Của Khói Ăn Rất Đặc Biệt.

Lạp xưởng gác bếp hay còn gọi là lạp sườn gác bếp. Đây là món ăn đặc sản của vùng Tây Bắc, họ thường làm món này trước 3 tháng để chuẩn bị cho các dịp Tết. Hôm nay anh chị hãy thử mang chút hương vị Tây Bắc về gian bếp nhà mình nhé.

1. Nguyên liệu cần có:

Thịt heo, ruột non, đường, muối, hạt mêm, rượu trắng.

2. Cách làm lạp xưởng gác bếp:

Cách làm lạp xưởng Tây Bắc không cần mỡ nên phần thịt heo anh chị nên lựa phần thịt có ít mỡ. Như vậy lạp xưởng mới có độ béo, độ mềm nhất định.

Cách Làm Lạp Xưởng Gác Bếp
Người Tây Bắc Làm Lạp Xưởng Không Dùng Thịt Mỡ Riêng Như Miền Xuôi Mà Chọn Phàn Thịt Vừa Có Thịt Ừa Có Mỡ.

Anh chị nhớ là phần mỡ phải vừa thôi, vì nhiều quá sẽ làm lạp xưởng bị bỡ. Thịt heo nhớ cắt bỏ phần da, rửa thật kĩ bằng nước. Sau đó chúng ta lại tiếp tục rửa lại thịt bằng rượu thêm 1 lần nữa rồi vớt ra để ráo.

Khâu này rất quan trọng, vì rượu sẽ thấm vào thịt tạo nên một hương vị đậm đà đặc trưng của món lạp xưởng Tây Bắc.

Phần thịt heo sau khi làm sạch đem di thái mỏng. Sau đó ướp gia vị và để từ 1 đến 2h cho thấm gia vị.

3. Trái mắc khén: Bí quyết làm nên sự khác biệt của lạp xưởng Tây Bắc

Cách làm lạp xưởng gác bếp của vùng Tây Bắc đúng ra phải có trái mắc khén ướp cùng với thịt. Mùi thơm của trái mắc khén sẽ tạo ra một hương vị đặc trưng của lạp xưởng Tây Bắc.

Có thể bạn quan tâm:  Lạp Xưởng Campuchia, Lào Có Ngon Như Lạp Xưởng Việt Nam?
Cách Làm Lạp Xưởng Gác Bếp
Trái Mắc Khén Làm Nên Vị Khác Biệt Của Lạp Xưởng Tây Bắc So Với Lạp Xưởng Các Miền Khác.

Tuy nhiên, nếu ở miền Trung và miền Nam thì chắc là anh chị khó mà tìm được trái này. Nên anh chị đành loại nó ra khỏi danh sách vậy.

Khi chọn ruột non anh chị nên chọn loại ruột nhỏ, không quá dày. Ruột non phải được cạo bớt một lớp ngoài cho mềm và rửa sạch bằng rượu trắng.

Ruột non đã sơ chế xong, anh chị nhồi phần thịt heo vào bên trong. Sau đó dùng dây buộc lạp xưởng thành từng khúc, dùng kim đâm cho lạp thưởng thoát hơi.

Cuối cùng là mang lạp xưởng đi phơi nắng 4 đến 5 ngày. Khi làm xưởng đã khô anh chị mang lạp xưởng vào treo trong gác bếp. Khói từ gác bếp sẽ giúp lạc xưởng bảo quản được lâu hơn và thơm hơn. Vậy cho nên người hay gọi cái tên là lạp xưởng hun khói đấy ạ.

Cách Làm Lạp Xưởng Gác Bếp
Lạp Xưởng Tây Bắc Được Phơi Nắng 4 Ngày Sau Đó Đem Vào Treo Trên Bếp

4. Nếu không gác bếp được thì phải làm sao?

Ở nhà dùng bếp ga, bếp điện nên không gác bếp được thì anh chị có thể hun lạp xưởng qua lửa than. Đây là cách làm lạp xưởng hun khói cho những ngày không có nắng hoặc muốn nhanh chóng.

Cách làm lạp xưởng miền Bắc cũng khá giống với miền Nam phải không ạ. Chỉ là khác đi nguyên liệu tạo nên hương vị đặc trưng của mỗi miền. Anh chị nào nếu muốn thử đặc sản miền Bắc qua đôi tay của mình thì hãy trổ tài đi nhé. Chúc các anh chị thành công.

Có thể bạn quan tâm:  Lạp Xưởng Tươi Ngon Nổi Tiếng Tphcm, Loại 【Ít Mỡ】
Banner Homnayangi
Bài viết liên quan:
Nguyễn Thị Kim Loan
Nguyễn Thị Kim Loan

(Út Loan) Kỹ sư chế biến thủy sản.
Với kinh nghiệm hơn 10 năm gắn bó với nghề làm khô. Mình mong những kiến thức mình chia sẽ sẽ giúp anh chị biết cách chọn con khô ngon để làm những món ăn ngon cho gia đình, làm món quà biếu thân tình cho người thân.

Dacsankhonia
giao-hang-sieu-toc
thanh-toan-cod

BẠN ĐANG QUAN TÂM ĐẾN SẢN PHẨM NÀO?

Nhập số điện thoại, Khonia sẽ hỗ trợ tư vấn bạn sớm nhất!