Cách Ngâm Mủ Trôm Sao Cho Nhanh Và Tiện Lợi Nhất?

Hôm qua chị Thanh gọi điện hỏi mình cách ngâm mủ trôm như thế nào? Cách ngâm mủ trôm để uống sao cho nhanh? Bởi vì chị mua mủ trộm dạng viên về ngâm lâu quá.

cach-ngam-mu-trom
Anh chi đã biết cách ngâm mủ trôm sao cho nhanh dùng được ngay chưa?

Anh chị đã biết cách sử dụng mủ trôm, cách pha mủ trôm để uống như thế nào cho đúng chưa?

Nếu chưa hãy đọc kỹ bài viết này, mình sẽ chia sẻ cách ngâm mủ trôm nhanh chóng tiện lợi. Anh chị sẽ không phải đợi lâu khi muốn dùng mủ trôm nhé.

1. Cách Sử Dụng Mủ Trôm Như Thế Nào?

1.1. Cách sử dụng mủ trôm tiện lợi nhất là dùng loại nào?

Anh chị biết không, mủ trôm có nhiều loại, loại dạng viên cỡ nửa lóng tay, loại thanh dài như ngón tay. Hai loại này thì ngâm khá là lâu, từ 12 – 24h mới dùng được.

Để cách ngâm mủ trôm tiện cho anh chị hơn mình có làm mủ trôm dạng hạt. Cách pha mủ trôm để uống chỉ cần 15 – 20 phút là uống được rồi.

Cách sử dụng mủ trôm dạng hạt là anh chị lấy một ly nước ấm hoặc nước nguội, mà nước ấm thì ngâm mủ trôm nhanh nở hơn. Mà nhớ đừng dùng nước sôi anh chị nha.

Mủ trôm sau khi được ngâm nở thì anh chị có thể kết hợp với hạt é, hạt chia. hạt đười ươi hay với chanh, mặt ong đều ngon tuyệt vời.

1.2. Lưu ý không dùng mủ trôm cho những trường hợp sau:

Mủ trôm rất tốt cho sức khỏe nhưng cần lưu ý không phải ai cũng dùng được. Với các chị em phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú thì không nên dùng mủ trôm.

Người có khối u trong ruột cũng không nên dùng mủ trôm. Với các anh chị đang dùng thuốc chữa bệnh, nếu muốn dùng mủ trôm thì nên uống mủ trôm ít nhất một giờ sau khi uống thuốc.

1.3. Mủ trôm để được bao lâu?

Nhiều anh chị hỏi mình mủ trôm để được bao lâu mà vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng. Yên tâm anh chị nha, mủ trôm mình để trong túi giấy.

Anh chị mua về dùng cứ zip miệng túi kín lại, để ở nơi khô ráo tránh ánh nắng. Vậy thì hạn sử dụng của mủ trôm để được tới 2 năm.

cach-ngam-mu-trom
Mủ trôm để nơi khô ráo thoáng mát để được tới 2 năm luôn anh chị nha.

Còn nếu để vào ngăn mát tủ lạnh thì hạn sử dụng của mủ trôm còn lâu hơn nữa nên anh chị yên tâm mủ trôm sẽ không bị hư. Vì chỉ cần 1 – 2 tháng là anh chị đã dùng hết túi mủ trôm rồi.

1.4. Cách bảo quản mủ trôm:

Cách bảo quản mủ trôm như mình nói, anh chị mua về dùng cứ zip miệng túi chặt lại. Để ở nơi khô ráo tránh nắng nóng hoặc để vào ngan mát tủ lạnh thì dùng được đến 2 năm.

1.5. Có nên sử dụng mủ trôm khi bị chua?

Hôm bữa chị Thanh cũng hỏi mình sao mủ trôm nghe mùi chua chua nhẹ? Có nên sử dụng mủ trôm khi bị chua?

Nếu anh chị đã dùng mủ trôm chắc đều biết mủ trôm có mùi chua nhẹ. Đó là mùi đặc trưng của mủ trôm.

Chỉ khi nào anh chị để mủ trôm bị ẩm ướt, mủ trôm có mùi chua khá là gắt thì nên bỏ đi. Đừng tiếc mà dùng sẽ không tốt cho sức khỏe.

2. Cách Pha Mủ Trôm Để Uống Sao Cho Đúng?

Mủ trôm có nhiều loại, loại thanh dài như ngón tay, loại dạng viên cỡ nửa lóng tay. Cách pha mủ trôm cũng khác nhau.

Hai loại này ưu điểm là giá thành rẻ hơn một xíu nhưng ngâm khá là lâu.

Như loại thanh dài là ngâm cả ngày thì thanh mủ trôm mới nở hết. Dạng viên phải từ 12 – 15 tiếng thì mới sử dụng được.

Nếu muốn pha uống ngay thì hơi bất tiện vì đợi quá lâu. Nhiều khi ngâm xong tới lúc dùng được thì quên mất hoặc hết cảm giác thèm rồi.

Chính vì vậy, cách ngâm mủ trôm nhanh là không dùng hai dạng này.

2.1. Có cách ngâm mủ trôm nào nhanh hơn không?

Cách ngâm mủ trôm dạng thanh và dạng viên hơi bất tiện. Chính vì vậy, mình mới làm thêm mủ trôm xay nhỏ hơn để anh chị tiện dùng hơn.

Mủ trôm mình xay thành dạng hạt để anh chị ngâm nhanh hơn. Cách pha mủ trôm dạng hạt là chỉ cần cho vào ly nước ấm từ 15 – 20 phút là dùng được rồi. Không phải đợi lâu như dạng thanh dài và dạng viên.

Cách pha mủ trôm để uống khi dùng dạng hạt là anh chị lấy một ly nước ấm hoặc nước nguội. Nước ấm thì ngâm mủ trôm nhanh nở hơn. Mà nhớ đừng dùng nước sôi anh chị nha.

Dùng nước sôi mủ trôm sẽ mất đi độ nhớt và giảm tác dụng.

2.2. Cách pha mủ trôm để uống đúng cách:

Nếu lấy mủ trôm it quá thì uống lỏng quá cũng không cảm nhận độ sệt của mủ trôm.

Nhưng chỉ cần lấy nhiều hơn một chút thì mủ trôm sẽ không đủ nước để nở. Phải thêm nước thì thành ra nhiều quá, 1 lần uống không hết.

Mình biết nếu mới lần đầu uống mủ trôm, chưa biết cách ngâm mủ trôm thì hơi khó pha một chút. Do không biết lấy bao nhiêu nước, bao nhiêu mủ trôm là đủ.

Chính vì vậy, để anh chị tiện dùng nhất, mình có tặng kèm theo một chiếc muỗng nhỏ.

Khi muốn dùng mủ trôm, anh chị rót một ly nước, dùng muỗng nhỏ mình tặng kèm múc một muỗng rắc đều vào ly nước. Sau đó quậy lên để chừng 15 – 20 là mủ trôm sẽ trương nở hết.

Cách pha chế mủ trôm ngon là kết hợp thêm các nguyên liệu khác như hạt chia, táo đỏ, mật ong.

Nếu muốn kết hợp thêm với hạt é hoặc hạt chia thì khi pha mủ trôm, anh chị cũng ngâm luôn hạt é hoặc hạt chia ở một ly nước ấm khác.

Sau 20 phút là có thể pha hạt é vào mủ trôm, thêm đường và đá là có một ly mủ trôm thanh mát để giải nhiệt rồi.

3. Cách Ngâm Mủ Trôm Để Uống?

Cách ngâm mủ trôm để uống thật ra cũng không mát thời gian như nhiều anh chị nghĩ. Đúng là nếu dùng mủ trôm dạng thanh dài và dạng viên phải ngâm khá là lâu.

Nếu không cần dùng gấp thì anh chị dùng dạng thanh hoặc viên cho giá thành rẻ. Nếu muốn tiết kiệm thời gian không phải đợi lâu.thì anh chị dùng mủ trôm dạng hạt ngâm sẻ nhanh hơn.

3.1. Mủ trôm ngâm bao lâu dùng được?

Mủ trôm ngâm bao lâu dùng được còn tùy thuộc vào anh chị dùng mủ trôm dạng gì.

Nếu dùng dạng thanh thì ngâm 1 ngày, dùng dạng viên thì ngâm 12 tiếng. Nếu dùng dạng hạt xay nhỏ thì nhanh hơn, chừng 15 – 20 phút là mủ trôm trương nở hết.

3.2. Ngâm mủ trôm bằng nước gì?

Mủ trôm ngâm nước ấm hoặc nước nguội, mà nước ấm thì ngâm mủ trôm nhanh nở hơn. Mà nhớ đừng vì muốn nhanh mà dùng nước sôi anh chị nha.

Mủ trôm kỵ nước sôi, khi ngâm vào nước sôi, mủ trôm sẽ mất đi độ nhớt. Cấu trúc mủ trôm bị ảnh hưởng và mất đi tác dụng.

Cách ngâm mủ trôm để uống liền là anh chị dùng mủ trôm dạng bột và một ly nước ấm hoặc nước nguội.

Dùng muỗng mình tạng kèm lấy một muỗng rắc đều vào ly để tránh mủ trôm bị vón cục sẽ nở lâu hơn. Anh chị rắc đều vào ly rồi khuấy lên, 15 – 20 phút sau là mủ trôm ẽ trương nở hết.

Lúc này có thể kết hợp với hạt é, hạt chia, kỷ tủ, mật ong, chanh…. để uống được rồi.

4. Cách Chế Biến Mủ Trôm Ngon:

Mủ trôm uống với đường phèn thôi cũng đã ngon rồi. Nếu muốn ngon và lạ miệng hơn, thưởng thức được nhiều mùi vị hơn thì anh chị kết hợp với chanh. Hạt é hoặc hạt chia, hạt đười ươi, kỷ tử, táo đỏ,….

Giờ mình sẽ chia sẻ cách chế biến mủ trôm ngon để anh chị biết cách làm nhé.

4.1. Cách ngâm mủ trôm khô:

Như mình chia sẻ, nếu dùng mủ trôm khô dạng cục hoặc dạng thanh thì thời gian ngâm khá lâu. Phải từ 12 – 24h mới nỏ hết hoàn toàn.

Chính vì vậy nếu dùng mủ trôm khô dạng thanh thì anh chị ngâm trước 1 ngày, mủ trôm dạng cục thì ngâm trước 12h rồi mới pha nước mủ trôm uống được.

Nếu muốn nhanh, không phải đợi lâu thì anh chị chọn mủ trôm xay nhỏ dạng hạt. Chỉ cần ngâm 15 – 20 phút là mủ trôm nở hoàn toàn rồi.

Khi mủ trôm nở có thể pha đường phèn uống ngay hoặc kết hợp thêm với các nguyên liệu khác để thưởng thức ly mủ trôm hấp dẫn hơn.

4.2. Cách pha mủ trôm với chanh:

Nguyên liệu:

  • 1 muỗng mủ trôm dạng hạt
  • 1 lát chanh, đường phèn.

Cách chế biến mủ trôm với chanh:

  • Lấy 2/3 ly nước ấm, dùng muỗng nhỏ mình tặng kèm lấy 1 muỗng mủ trôm rắc vào ly. Sau đó khuấy đều để 15 – 20 phút cho mủ trôm nở hoàn toàn.
  • Thêm đường phèn cho ngọt tùy theo khẩu vị, vắt thêm miếng chanh và cho đá vào là có một lý mủ trôm thanh mát để giản nhiệt cơ thể rồi.

4.3. Cách ngâm mủ trôm hạt é:

Món này cũng đơn giản như cách pha mủ trôm với chanh.

Nguyên liệu:

  • 1 muỗng mủ trôm dạng hạt
  • 1 muỗng hạt é, đường phèn:

Cách pha nước uống mủ trôm hạt é:

  • Lấy 2/3 ly nước ấm, dùng muỗng nhỏ mình tặng kèm lấy 1 muỗng mủ trôm rắc vào ly. Sau đó khuấy đều để 15 – 20 phút cho mủ trôm nở hoàn toàn.
  • Lấy 2/3 ly nước ấm, dùng muỗng nhỏ mình tặng kèm lấy 1 muỗng hạt é cho vào ly. Sau đó khuấy đều để 15 – 20 phút cho mủ trôm nở hoàn toàn.
  • Sau 20 phút, mủ trôm và hạt é nở hoàn toàn. Trộn mủ trôm và hạt é vào với nhau. Thêm đường phèn cho ngọt tùy theo khẩu vị, thêm đá là xong.

4.4. Cách ngâm mủ trôm với táo đỏ, kỷ tử:

Nguyên liệu:

  • 1 muỗng mủ trôm, hạt é, táo đỏ, kỉ tử
  • Lá dứa, đường phèn

Cách chế biến như sau:

  • Cách ngâm mủ trôm là lấy 2/3 ly nước ấm, dùng muỗng nhỏ mình tặng kèm lấy 1 muỗng mủ trôm rắc vào ly. Sau đó khuấy đều để 15 – 20 phút cho mủ trôm nở hoàn toàn.
  • Lấy 2/3 ly nước ấm, dùng muỗng nhỏ mình tặng kèm lấy 1 muỗng hạt é cho vào ly, Sau đó khuấy đều để 15 – 20 phút cho mủ trôm nở hoàn toàn.
  • Lấy lá dứa, táo đỏ, kỷ tủ rửa sạch cho vào nồi, thêm 0,5 lít nước và cho đường phèn vào nấu sôi khoảng 10 phút rồi tắt bếp để nguội.
  • Cho hạt é, mủ trôm vào nồi quậy đều. Muốn uống liền thì múc ra ly và thêm đá thưởng thức ngay hoặc cho vào thố nhựa bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để giành dùng dần.

5. Kinh nghiệm của mình để cách ngâm mủ trôm nhẹ nhàng hơn:

Nhiều anh chị chia sẻ với mình rất thích uống mủ trôm vì nó mát, giải nhiệt cơ thể tốt nhưng chế biến cầu kỳ quá. Ngâm mủ trôm mất cả ngày, rồi nấu nước đường phèn phức tạp quá.

Mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm của mình để anh chị chế biến mủ trôm rất  nhanh,

  • Anh chị dùng mủ trôm xay dạng hạt sẽ ngâm nhanh nở hơn.
  • Dùng đường phèn dạng xay nhuyễn chứ không dùng đường phèn dạng cục. Đường phèn xay nhuyễn có thể pha tan trong nước ấm mà không cần phải đun nấu như đường phèn cục.
  • Nếu muốn kết hợp mủ trôm với hạt é thì khi ngâm mủ trôm thì ngâm hạt é luôn. Nhớ là ngâm 2 ly riêng anh chị nha, vì mỗi loại có tính hút nước trương nở khác nhau.
  • Nếu muốn két hợp mủ trôm với hạt đười ươi thì hạt đười ươi ngâm trước 1 tiếng. Ngâm hạt đười ươi vào nước nóng để nhanh nở hơn.

Đây là những chia sẻ của mình về cách ngâm mủ trôm tiện lợi nhất. Chỉ những mẹo nhỏ vậy thôi mà việc thưởng thức mủ trôm trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Chỉ cần 15 – 20 phút là có ngay ly mủ trôm hạt é hay mủ trôm với chanh, hoặc mật ong để thức thức cho đã khát rồi.

Anh chị thấy bài viết này có hữu ích không? Nếu có hãy chia sẻ bài viết này đề nhiều anh chị khác cùng biết anh chị nha. Nếu còn thắc mắc gì muốn hỏi mình hãy comment bên dưới nhé.

Banner Homnayangi
Bài viết liên quan:
Nguyễn Thị Kim Loan
Nguyễn Thị Kim Loan

(Út Loan) Kỹ sư chế biến thủy sản.
Với kinh nghiệm hơn 10 năm gắn bó với nghề làm khô. Mình mong những kiến thức mình chia sẽ sẽ giúp anh chị biết cách chọn con khô ngon để làm những món ăn ngon cho gia đình, làm món quà biếu thân tình cho người thân.

Dacsankhonia
giao-hang-sieu-toc
thanh-toan-cod